Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Bệnh thoái hoá cột sống cổ, các thuốc điều trị hiệu quả hiện nay

Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn; tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau.


Bệnh thường kèm theo các hội chứng ép rễ tại vùng cột sống, do tuỷ sống nằm trong ống sống quá hẹp. Nguyên nhân hẹp ống sống thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống, với các gai xương làm cho khẩu kính của ống sống giảm đi. Thoát vị đĩa đệm làm tăng thêm bệnh cảnh lâm sàng của thoái hoá cột sống.
Trên lâm sàng các hội chứng thường phong phú, trong đó bao gồm hội chứng rễ chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 72%, sau đó đến hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống - nền, hội chứng cột sống cổ đơn thuần (đau tại cột sống cổ, kiểu cơ học kéo dài), ngoài ra, có thể gặp triệu chứng đau ngực:
- Triệu chứng đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đsu 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu…
- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh
- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.
- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường
- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI
Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ:

1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:
- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac…trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,. Nếu dùng kéo dài thì phải phát hiện các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, man gan. Đối với người có bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hoá,có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của Prostaglandin E1(Cytotex)
- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.

2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm: Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng laọi thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn… Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by