Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013
Thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ

Thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ

Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn; tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa hai loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau.


Bệnh thường kèm theo các hội chứng ép rễ tại vùng cột sống, do tuỷ sống nằm trong ống sống quá hẹp. Nguyên nhân hẹp ống sống thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống, với các gai xương làm cho khẩu kính của ống sống giảm đi. Thoát vị đĩa đệm làm tăng thêm bệnh cảnh lâm sàng của thoái hoá cột sống.

Trên lâm sàng các hội chứng thường phong phú, trong đó bao gồm hội chứng rễ chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 72%, sau đó đến hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống - nền, hội chứng cột sống cổ đơn thuần (đau tại cột sống cổ, kiểu cơ học kéo dài), ngoài ra, có thể gặp triệu chứng đau ngực:

- Triệu chứng đau rễ thần kinh cổ cánh tay: Gặp trên 70% bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ có thoát vị đĩa đệm, tổn thương chủ yếu ở các đốt từ C5 đến C7, đau thường xuyên xuất hiện từ từ, lan dần từ cổ xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, tê bì các ngón 4,5. Đsu 1 bên, ở một vị trí cố định, ngoài ra bệnh nhân còn có cảm giác đau ngoài da vùng thoát vị đĩa đệm, biểu hiện rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng như toát mồ hôi, nôn nao, chóng mặt, teo cơ các vùng chi bị chi phối bởi các nhánh thần kinh ở vị trí tổn thương của cột sống như teo cơ ô mô cái, rối loạn phản xạ cơ tam đầu, gân cơ nhị đầu…

- Nhức đầu chủ yếu vùng chẩm, lan ra thái dương, trán, hố sau mắt, đau tăng khi có thay đổi tư thế, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh

- Hội chứng rối loạn thần kinh giao cảm cổ: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt ù tai, mờ mắt, loạn cảm họng, nuốt vướng.

- Đau ngực, đau vùng bả vai lan ra ngực trái, có thêr lan xuống cánh tay, đau tương tự như cơn đau do co thắt mạch vành tim nhưng các xét nghiệm về điệntâm đồ hoàn toàn bình thường

- Nếu có dấu hiệu chèn ép tuỷ cổ: Bệnh nhân thường thấy có dấu hiệu liệt nửa người hoặc tứ chi tăng dần. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hinh ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI

Lưu ý: Hình ảnh Xquang không thể nhìn thấy được các hình ảnh tổn thương do chèn ép tuỷ, chỉ có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp các khe khớp, hẹp lỗ liên hợp các ống sống, hình ảnh chồi xương, mọc thêm xương. Bệnh có thể chủ yếu điều trị nộị khoa tức là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp không dung thuốc khác, cũng như cần được khám, chẩn đoán loại trừ các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ:

1/ Thuốc điều trị tác dụng nhanh:
- Thường dùng các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac…trong đó cácthuốc có thời gian bán huỷ nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận,. Nếu dùng kéo dài thì phải phát hiện các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, man gan. Đối với người có bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hoá,có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của Prostaglandin E1(Cytotex)

- Các thuốc giảm đau: Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hoá khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn là nhóm thuốc chống viêm không steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol.

2/ Thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm: Đây là một nhóm thuốc điều trị mới, được đặc trưng bởi hiệu quả đối với triệu chứng xuất hiện muộn (trung bình khoảng 2 tháng), tuỳ từng laọi thuốc cụ thể mà có tác dụng chủ yếu là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc có tác dụng giảm huỷ sụn khớp, hoặc có tác dụng bôi trơn và bao phủ sụn khớp, ngăn cản sự mất proteoglycan bởi các khuôn sụn… Hiệu quả này được duy trì cả sau khi ngừng điều trị(sau 2 đến 3 tháng). Tuy nhiên, thường thuốc phải được dùng kéo dài từ 1 đến 2 tháng hoặc hơn nữa trong một liều trình, thuốc thường được dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, gồm một số các thuốc như sau: Glucosamin sulphat; Chondroitine suphat, Acide Hyaluronic…
 
Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013
Sữa tiểu đường Glucerna

Sữa tiểu đường Glucerna


Glucerna DC - dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường - như một phần của kế hoạch quản lý Đái tháo đường.
Triple Care:
- Giúp kiểm soát đường huyết
- Giúp trái tim khỏe mạnh
- Giúp giảm cân nặng và vòng eo.
Glucerrna với công thức tiên tiến và hệ dưỡng chất đặc chế Triple Care đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát tốt đường huyết.

- Hệ bột đường tiên tiến, với chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa từ từ giúp bình ổn đường huyết.

- Hỗn hợp chất béo đặc chế giàu acid béo không no một nối đôi (MUFA) và Omega - 3 tốt cho tim mạch.

- Phối hợp độc đáo các dưỡng chất bao gồm Fructo-oligosaccharid (FOS) giúp giảm cân nặng và vòng eo.

Với người đái tháo đường, mức đường huyết lên xuống thất thường rất khó kiểm soát. Nếu Không kiểm soát được thì về lâu về dài sẽ dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Glucerna đã được chứng minh lâm sàng và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường. Công thức Glucerna được đặc chế giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp giảm câm và vòng eo. Glucerna có thể dùng thay thế toàn phần bữa ăn chính hoặc để làm bữa ăn phụ.

Hướng dẫn sử dụng: Để pha 1 ly 237 ml, cho 200g nước chín để nguội vào ly. Vừa từ từ cho vào ly 5 muỗng gạt ngang (muỗng có sẵn trong hộp) tương đương 52.1 bột Glucerna. Khuấy đều cho đến khi bột tan hết.

Hướng dẫn bảo quản: Hộp đã mở phải được đậy kín, giữ ở nơi khô ráo thoáng mát nhưng không được giữ lạnh. Khi đã mở hộp. sử dụng tối đa trong vòng 3 tuần. Glucerna đã pha nên dùng ngay hoặc đậy kín, giữ lạnh và dùng trong vòng 24 giờ.

Lưu ý quan trọng: Glucerna được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường. Dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Không dùng cho trẻ em trừ khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc chuyên viên y tế.

Nuôi ăn qua đường ống thông: Theo hướng dẫn của bác sĩ/chuyên gia về dinh dưỡng. Khi bắt đầu nuôi ăn qua đường ống thông, phải điều chỉnh lưu lượng, thể tích và độ pha loãng tùy thuộc vào tình trạng và sự dung nạp của người bệnh. Lưu ý đề phòng sự nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị và nuôi ăn qua đường ống thông.

Không dùng cho người bệnh glactosemia. KHÔNG DÙNG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH.

Thành phần (Ingredients): Maltodextrin, Dầu thực vật/Vegetable Oil (dầu đậu nành, dầu hướng dương giàu oleic), canxi caseinate, sucronate, sucromalt, malitol, fructose, protein đậu nành tinh chế, Khoáng chất/Minerals (Kali clorid, natri sulfat, magie phosphat dibasic, kali phosphat dibasic, magie sulfat, natri clorid iodid, natri molybdat, crom clorid, natri selenat), fructo-oligosaccharides, glycerin, hương liệu, m-inositol VITAMIN/Vitamins (cholin chlorid, ascorbyl palmitat, acid ascorbic, dl-alpha tocoperyl acetat, hỗn hợp tocopherols, niaciamid, canxi pantothenat, pyridoxin hydrochlorid, thiamin hydrochlorid, riboflavin, vitamin A palmilat, acid folic, phylloquinone, biotin, vitamin D3, cyanocobalamin), lecithin đậu nành, xanthan gum taurine, I-carnitine.

Có thể chứa: Canxi phosphat tribasic.

Phân tích thành phần/Approximate analysic.

Năng lượng INT: 433 kcal/100g, 95 kcal/100ml

Năng lượng INT: 1822 kJ/100g, 401 kJ/100ml

Chất đạm (Protein): 19.51g/100g, 4.29 g/100ml

Chất béo (Fat): 15.90g/100g, 3.5 g/100ml

Chất bột đường (Carbohydrate) : 41.15 g/100g, 9.05 g/100ml

Chất xơ (Total dietary fiber): 4.09g/100g, 0.9 g/100ml

FOS: 2.05 g/100g, 0.45 g/100ml

Polyols: 11g/100g; 2.42 g/100ml

Độ ẩm: 2.5g/100g ; 85.6 g/100ml

Taurin: 38.2 mg/100g, 8.4 mg/100ml

Carnitine: 33mg/100g; 7.3 mg/100ml

Inositol: 382 mg/100g; 84mg/100ml

VITAMIN/Vitamins

Vitamin A (palmifat):

- 318 mcg RE/100g; 70 mcg RE/100ml

- 1061 IU/100g; 233 IU/100 ml

Vitamin D3:

- 5.0 mcg/100g; 44 mcg/100 ml

- 200 IU/100g; 44 IU/100 ml

Vitamin E:

- 9.4 mg a-TE/100g; 2.1 mg a-TE/100 ml

- 14 IU/100g; 3.1 IU/100 ml

Vitamin K1: 38 mcg/100 mg; 8.4 mcg/100ml

Vitamin C: 41mcg/100 mg; 9 mcg/100ml

Folic acid: 115 mcg/100g; 15 mcg/100 ml

Vitamin B1: 0.78 mg/100g; 0.17 mg/100ml

Vitamin B2: 0.92 mg/100g; 0.2 mg/100ml

Vitamin B6: 1.2 mg/100g; 0.26 mg/100ml

Vitamin B12: 1.5 mcg/100g; 0.33 mcg/100ml

Niacin (tương đương): 9.2 mg/100g; 2.0 mg/100ml

Acid Patothenic: 3.7 mg/100g; 0.81 mg/100ml

Biotin: 18 mcg/100g; 4.0 mcg/100ml

Chiolin: 191 mg/100g; 42 mg/100ml

Khoáng chất/Minerals:

Natri (sodium): 405 mg/100g; 89 mg/100ml

Kali (Postassium): 710 mg/100g; 156mg/100ml

Chlorid (Chloride): 601 mg/100g; 132 mg/100ml

Canxi (Calcium): 323 mg/100g; 71 mg/100ml

Phốt pho (Phosphorus): 323 mg/100g; 25 mg/100ml

Magie (megnesium): 114mg/100g; 25 mg/100ml

Sắt (Iron): 2.6 mg/100g; 1.0 mg/100ml

Kẽm (Zinc): 2.6 mg/100g; 1.8 mg/100ml

Mangan (Manganese): 1.5 mg/100g; 0.33 mg/100ml

Đồng (Copper): 320 mcg/100g; 70 mcg/100ml

Iot (Iodine): 73 mcg/100g; 16 mcg/100ml

Selen (Selenium): 30 mcg/100g; 6.6 mcg/100ml

Crom (Chromium): 76 mcg/100g; 17 mcg/100ml

Molybden (Molybdenum): 50 mcg/100g; 11 mcg/100ml
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều như phải ngồi làm việc nhiều trong điều hòa, vận động ít, ăn uống thiếu lành mạnh, bia rượu, thuốc lá… khiến thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Cần nhận biết một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống để có thể điều trị bệnh hiệu quả.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Theo thống kê cho thấy, thoát vị đĩa đệm phụ thuộc các yếu tố như: nam giới bị nhiều hơn nữ. Thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp ở 2 vị trí đó là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

1. Triệu chứng chủ quan:

+ Đau cổ cục bộ.

- Đau xuất hiện sớm và thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh:

Đau từ đĩa đệm (đau do mất tải trọng) là do đĩa đệm (đã bị thoái hoá) tăng hấp thu dịch thể sẽ bị chứa căng nước, phình lên, chèn vào dây chằng dọc sau (rất nhạy cảm với đau), nhưng khi ngồi dậy và vận động cột sống cổ, sự cân bằng áp lực sẽ nhanh chóng được hồi phục lại, các biểu hiện đau sẽ mất đi.

- Đau khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai.
- Tính chất đau: đau rát, đau nông ở vùng do rễ thần kinh cổ chi phối (neuralgia) hoặc đau sâu trong cơ (myalgia) vai, gáy.
- Đau tăng khi vận động cột sống cổ.
- “Đau cổ cục bộ” gồm:
- Đau vùng gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp:

. Khởi phát sau lao động nặng, bị lạnh.
. Đau vùng gáy một bên, đau lan lên chẩm, đầu có thể ngoẹo về một bên không quay được, thường khỏi sau vài ngày, dễ tái phát.
- Đau vùng gáy mạn tính:
. Đau âm ỉ khi tăng, khi giảm, lan ít.
. Hạn chế vận động cột sống cổ khi gấp, duỗi, nghiêng, xoay, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ.

2. Triệu chứng khách quan:

- Có điểm đau cột sống (khi ấn mỏm gai cột sống cổ).
- Có điểm đau cạnh sống.
- Có cứng cơ cạnh sống.
- Có tư thế chống đau: nghiêng đầu về một bên đau, vai bên đau nâng cao hơn bên lành.
- Đau tăng lên khi vừa ấn đầu bệnh nhân xuống vừa gấp, duỗi, nghiêng, xoay cổ.

Nghiệm pháp Schpurling: vừa quay vừa ấn đầu xuống: đau tăng lên.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.

- Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng từ từ hay đột ngột.

- Bệnh nhân đau thắt lưng theo đường đi của rễ, dây thần kinh hông to, đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khí nghỉ ngơi).

- Có hội chứng cột sống thắt lưng: lệch vẹo cột sống thắt lưng, co cứng cơ cạnh sống, tầm vận động cột sống thắt lưng giảm, có điểm đau cột sống, chỉ số Schober giảm dưới 13/10, khoảng cỏch ngón tay – mặt đất tăng.

- Có hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng: có điểm đau cạnh sống, dấu hiệu “bấm chuông” dương tính, điểm đau Valleix dương tính, nghiệm pháp Lasègue dương tính. Rối loạn vận động, cảm giác, phản xạ, dinh dưỡng tuỳ theo rễ L5 hay S1 bị tổn thương.

+ Nếu tổn thương rễ L5: có điểm đau cột sống L5, điểm đau cạnh sống L4 – L5, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu sức cơ gấp bàn chân về phía mu chân, yếu cơ duỗi các ngón chân, nghiệm pháp đứng trên gót chân dương tính, giảm cảm giác vùng trước ngoài cẳng chân, mu bàn chân đến ngón 1, ngón 2, teo cơ trước ngoài cẳng chân, không có rối loạn phản xạ gân xương.

+ Nếu tổn thương rễ S1: có điểm đau cột sống S1, điểm đau cạnh sống L5 – S1, dấu hiệu “chuông bấm” dương tính, yếu nhóm cơ dép không gấp bàn chân về phía gan chân được, yếu cơ gấp bàn chân, nghiệm pháp đứng trên mũi chân dương tính, giảm cảm giác (vùng gót chân, gan bàn chân, ngón 4, ngón 5), teo cơ dép, giảm phản xạ gân gót.

Cần phát hiện sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm để giúp người bệnh có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau của bệnh.
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là gì ? Tiền tiểu đường hay còn gọi là tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn dung nạp glucose dẫn tới đường huyết cao nhưng chưa xếp vào mức bị tiểu đường. Nguyên nhân di truyền, tăng cân béo phì, thói quen ăn uống, lười vận động... làm tăng nguy cơ mắc tiền tiểu đường ở nhiều người.



Tìm hiểu tiền tiểu đường là gì ?

Tiền tiểu đường đôi khi còn được xem như là rối loạn glucose (đường) khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Hầu hết tất cả những người có sự tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 đều có tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường được chẩn đoán khi lượng glucose (đường) trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Lượng glucose bình thường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dL; bệnh tiểu đường khi lượng glucose khi đói trong máu cao hơn 126 mg/dL. Khi lượng glucose khi đói trong máu từ 100 – 125 mg/dL thì bạn bị tiền tiểu đường.

Yếu tố nguy cơ nào gây ra tiền tiểu đường

Những yếu tố nguy cơ gây tiền tiền tiểu đường đã được biết đến nhiều như béo phì, tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có tiểu đường, tiểu đường thai kỳ hay đẻ con trên 4kg. Khi có các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần nghĩ đến tiền tiền tiểu đường.

Tiền tiểu đường có dấu hiệu gì không ?

Tiền tiểu đường không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định bạn bị tiền tiểu đường là xét nghiệm máu, thử lượng glucose trong máu lúc đói.

Cách điều trị tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh tiểu đường cho thấy những người mắc tiền tiền tiểu đường có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành bệnh tiểu đường týp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.
Hai biện pháp điều trị chính yếu của tiền tiểu đường là giảm cân và tăng cường vận động thể lực. Chỉ cần giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì đã đủ để ổn định được lượng glucose trong máu cùng với một chương trình tập thể duc trung bình trong 30 phút 3 – 4 lần một tuần. Với các chữa trị này của tiền tiểu đường thì đồng thời các vấn đề sức khỏe khác cũng được cải thiện: tăng huyết áp, tăng cholesterol, và các khó chịu của khớp.
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Khi điều trị  thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể lưu ý đến phương pháp điều trị nội khoa, tập thể dục điều trị.


Điều trị nội khoa

- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.

- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.

- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân.

- Châm cứu giảm đau, tia lase

- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.


Thể dục điều trị: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ. Có thể tập theo các bài thể dục sau:

Bài 1: tập căng giãn cột sống

- Động tác 1: nằm ngửa trên giường, cẳng chân gấp vào đùi, 2 tay kéo đầu gối áp sát vào ngực. Đầu và phần trên thân nhấc lên và uốn cong về phía bụng.

- Động tác 2: đẩy 1 chân xuống giường, dùng 2 tay kéo chân kia về phía ngực, rồi đổi bên.

- Động tác 3: ngồi trên giường, gấp 2 chân sát gót vào mông, 2 tay ôm đầu gối, đầu và thân gấp tối đa.

- Động tác 4: tư thế đứng, 2 chân rộng bằng vai, một tay duỗi theo thân, tay kia giơ lên phía sau đầu, cẳng tay vuông góc với cánh tay, nghiêng tối đa sang bên tay xuôi rồi đổi bên.

Bài 2: tập nâng khung chậu

Nằm ngửa, 2 chân hơi co, chống xuống giường bằng 2 bàn chân, đẩy cong thắt lưng và nâng khung chậu lên khỏi mặt giường, trong khi vùng lưng vẫn áp xuống mặt giường.

Bài 3: tập căng cơ bụng

Nằm ngửa, 2 chân hơi co, áp bàn chân xuống mặt giường, 2 tay xuôi theo chân, từ từ ngồi dậy. Ngày tập 2-3 lần với cường độ và tốc độ tăng dần.
Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải chú ý những gì?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải chú ý những gì?


Các chuyên gia nhắc nhở, bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khi ngồi trên xe phải luôn luôn chú ý bảo vệ vùng lưng, bởi vì độ rung xóc của xe có thể làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng lên. Tập thể dục thích hợp với vùng lưng và bụng, sẽ làm tăng sự khỏe mạnh của cơ bắp vùng lưng, điều này rất có ích đối với việc phục hồi của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh trước và sau khi tiến hành điều trị thoát vị đĩa đệm cần chú ý những điểm sau :

1. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân phải nằm ở trên giường nghỉ ngơi, ăn uống đại tiểu tiện tại chỗ, tránh làm tăng gánh nặng cho đốt sống lưng

2. Khi lựa chọn giường cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải chọn giường cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác. 

3. Những triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc đại tiểu tiện phải dùng sức, trước đó cần phải chú ý đến việc bảo vệ vùng lưng, ví dụ hai tay giữ lưng, tránh làm cho vùng lưng chịu sự chấn động mạnh dẫn đến tái phát bệnh .

4. Nếu đang điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên đeo đai lưng khi ra khỏi giường, cho dù có làm việc hay không đều phải tăng cường bảo vệ lưng, tránh cho lưng bị tổn thương, thời gian đeo đai lưng không được vượt quá 3 tháng để phòng cơ lưng bị teo.

5. Duy trì tư thế đứng và tư thế đi lại đúng cách, thay đổi những tư thế không thích hợp. Trong sinh hoạt hàng ngày, không nên giữ một tư thế quá lâu, nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi, tránh gây tổn thương cơ lưng.

6. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần một môi trường sống và làm việc tốt, trong nhà cần phải giữ ấm, khô ráo, tránh ẩm thấp, thời tiết thay đổi cần chú ý ăn mặc phù hợp.

7. Người làm việc chân tay nên tăng cường ý thức bảo vệ lưng, thay đổi phương thức làm việc, tránh làm những công việc ảnh hưởng nặng gây áp lực cho vùng lưng, nên đổi sang công việc nhẹ nhàng hơn
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường ? Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể làm cho chất đường glucose trong máu không đi đến các tế bào kết quả biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn tăng cao trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

Bệnh tiểu đường đang trở thành mối lo ngại đại dịch của toàn xã hội

Theo thống kê ở Anh khoảng 1,6 triệu người bị bệnh tiểu đường. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị tiểu đường gấp hai lần người tuổi 45–54.
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện.
Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển 2,2%, miền núi 2,1%. Nếu không được phòng chống và cứu chữa kịp thời, bệnh dễ biến chứng, 44% người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng mắt.
Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%.

Cơ chế nào phát sinh ra bệnh tiểu đường

Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

Phân loại tiểu đường

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường type 1 do tụy tạng không tiết insulin, và type 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

Bệnh tiểu đường type 1

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường type 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<30T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.

Bệnh tiểu đường thai nghén

Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

Chuẩn đoán bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh không thuần nhất, có nhiều thể lâm sàng nên triệu chứng. Bệnh tiểu đường loại 2 có các triệu chứng diễn ra êm dịu hơn loại 1.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Điều trị bệnh tiểu đường


Lối sống và thái độ ăn uống

Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người bệnh tiểu đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
- Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
- Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận ...
- Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
- Đơn giản và không quá đắt tiền.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc uống


Insulin (dùng cho bệnh tiểu đường dạng typ1)
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:
- Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
- Insukin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
- Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm
Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả
- Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm)

Thuốc dùng cho bệnh tiểu đường dạng typ2
Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:
- Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
- Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin
- Phản ứng phụ khu dùng: hạ Glucose máu,dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống, trong đó phải kể đến các nguyên nhân hàng đầu là các chấn thương cột sống, sau đó là các tư thế xấu trong lao động.

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị bảo tồn và điều trị can thiệp phẫu thuật.

Điều trị bảo tồn bao gồm các biện pháp như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... Có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh.

Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị đĩa đệm còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có tác dụng tương tự, chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Biện pháp dùng thuốc bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. Lưu ý, các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận... Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12; các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin.

Nhìn chung không có chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm loại steroid như prednisolon, dexamethason... đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ. Đối với đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc tại chỗ là tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison với liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày cũng cho hiệu quả giảm đau khá tốt. Tuy nhiên việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa khớp có kinh nghiệm, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn.

Gần đây người ta bắt đầu sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm. Đây là các phương pháp an toàn, tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi chỉ định trong những trường hợp nhẹ, nhân nhầy mới chỉ lồi vào ống sống và không có các tổn thương kèm theo như gai xương, xẹp trượt đốt sống, hay phối hợp dày dây chằng vàng.

Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp sau: thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục); có liệt chi; đau quá mức, các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng; sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.







Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013
Những cây thuốc chữa tiểu đường

Những cây thuốc chữa tiểu đường

Xung quanh chúng ta có rất loại cây, quả thường được dùng trong các bữa ăn gia đình như mướp đắng, cây húng quế, lá xoài, lá sung. Trong y học cổ truyền nó lại những vị thuốc rất quý tác dụng phòng chống cũng như điều trị một số bệnh rất tốt. Đông y dùng những cây này là những cây thuốc chữa tiểu đường rất tốt nó có tác dụng ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng.

1. Mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua được xếp đầu trong danh sách những cây thuốc chữa tiểu đường tốt nhất. Đặc biệt mướp đắng hiệu quả với bệnh tiểu đường type 2 . Uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường.

2.  Cây húng quế
Húng quế và tía tô thường được dùng làm rau sống ăn hàng ngày trong đông y nó lại được coi là một trong những cây thuốc chữa tiểu đường có tác dụng kiểm soát đường huyết.  Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.
Húng quế là một trong những cây thuốc chữa tiểu đường có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt.

3. Lá cây sung
Lá của cây sung thường được dùng trong nem tai ăn rất ngon một món ăn đặc trưng của người dân Việt Nam. Nhưng cây sung lại một trong những cây thuốc có tác dụng chữa tiểu đường cũng rất hiệu quả. Lấy lá sung nấu nước uống thay trà vừa có tác dụng thanh nhiệt và kiểm soát đường huyết.

4. Lá xoài
Xoài được xem là những cây thuốc chữa tiểu đường rất tốt

Theo Đông y xoài cũng nằm trong những cây thuốc chữa tiểu đường. Lấy lá xoài nấu thành nước rồi uống hàng ngày nó có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh. Lá xoài có thể hạ nhanh đường huyết cao, vì vậy không nên dùng nước lá xoài quá nhiều vì chúng gây hạ đường huyết. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lấy lá xoài, rửa sạch, đun sôi và lọc lấy nước uống vào đầu bữa điểm tâm sáng.
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013
Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân  tay… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh.

  • Nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Hậu quả do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng thì gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh để lại những hậu quả sau:
1. Đau rễ thần kinh.
Đau ở rể thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh.
Đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Đau rễ thần kinh có thể xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.
2. Rối loạn cảm giác
Thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
3. Rối loạn vận động :
Biểu hiện là bệnh nhân bị bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.
4. Rối loạn cơ thắt:
Trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
5. Có 3 hội chứng đuôi ngựa tùy theo tầng thoát vị đĩa đệm, có các hội chứng khác nhau:
Hội chứng đuôi ngựa trên: Triệu chứng là liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao (L1 – L2 và L2 – L3) ít có điều kiện xảy ra.
Hội chứng đuôi ngựa dưới: Do thoát vị đĩa đệm L5 – S1, có rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).
Hội chứng đuôi ngựa giữa: Thường gặp do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 và L4 – L5. Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…

Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp

Chế độ vận động: Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ : Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Dùng thuốc: Chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng.
Các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.
Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013
Bài thuốc trị tiểu đường bằng ... món ăn

Bài thuốc trị tiểu đường bằng ... món ăn

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và nền kinh tế gia đình và toàn xã hội. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn - bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.

Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt
Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.
Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn - bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.
Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.
Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.
Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.
Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.
Cá chạch kho tiêu: Đây vừa là món ăn - bài thuốc tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt mọi người nên tham khảo : Cá chạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by