Làm gì khi bị thoái hóa đốt sống lưng?.
Suốt cuộc đời của một người, cột sống phải chịu sức nén, sức nặng do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày – do đó dẫn đến cột sống dần dần bị thoái hóa.
Hầu như trong chúng ta, ai cũng từng bị đau lưng một hoặc nhiều lần. Nguyên nhân chính là do quá trình thoái hóa ảnh hưởng tới 3 cấu trúc chính của cột sống thắt lưng, chủ yếu là ở đĩa đệm gian đốt sống, khớp và thân đốt sống.
Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc cột sống, ta sẽ không phải chịu đựng những cơn đau không đáng có. Dưới đây là những tư vấn bổ ích cho độc giả của bác sỹ Tan Chong Tien, chuyên gia tư vấn & phẫu thuật cột sống và chỉnh hình uy tín của Malaysia.
Tình trạng cột sống
Một số tình trạng thoái hóa chung của cột sống thắt lưng là thoái hóa đĩa đệm, phình lồi đĩa đệm (trượt đĩa đệm), hẹp ống sống thắt lưng, trượt đốt sống thoái hóa (thân đốt sống trượt về phía trước chèn ép vào thân đốt sống liền kề bên dưới), cong vẹo cột sống do thoái hóa và gãy xương đốt sống do loãng xương.
Theo bác sỹ Tan Chong Tien, chuyên gia tư vấn & phẫu thuật cột sống và chỉnh hình, tới 80% vấn đề về lưng là do quá trình thoái hóa. Những nguyên nhân khác là do chấn thương, nhiễm trùng hoặc khối u.
“Những bệnh liên quan đến đĩa đệm như thoái hóa và trượt đĩa đệm có xu hướng ảnh hưởng tới những người trong độ tuổi từ 20 đến 40, trong khi những người ở độ tuổi từ 50 trở lên có xu hướng gặp các vấn đề liên quan tới mặt khớp và thân đốt sống, như hẹp ống sống và loãng xương”, bác sỹ Tan nhấn mạnh.
Yếu tố về lối sống như ngồi nhiều, tư thế không tốt, hút thuốc và béo phì cũng góp phần làm đau lưng.
Xóa bỏ những cơn đau
Đau lưng và đau rễ thần kinh (đau lan xuống chân) là những triệu chứng thường gặp của cột sống. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng đó có thể được điều trị bảo tồn bằng phương pháp vật lý trị liệu, điều trị nắn xương, nắn bóp cột sống, và uống thuốc để kiểm soát cơn đau. Mỗi phương pháp điều trị đều có tác dụng. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài.
Khi những phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp khác như phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Phương pháp không phẫu thuật như tiêm rễ thần kinh khe đốt sống và tiêm steroid ngoài màng cứng để điều trị trượt đĩa đệm và hẹp ống sống.
Mặc dù kết quả không thể nói trước và nhìn chung không dài lâu nhưng chúng có thể giảm cường độ cơn đau xuống mức có thể chịu đựng được.
Dùng sóng nhiệt giảm áp đĩa đệm là một phương pháp mới đã được chứng minh là có hiệu quả đối với việc điều trị trượt đĩa đệm thể nhẹ. Phương pháp này sử dụng nhiệt của tần số radio để tạo ra một khe nhỏ trong đĩa đệm, vì vậy sẽ làm giảm áp lực trong đĩa đệm.
Tạo hình đốt sống là việc tiêm chất xương nhân tạo vào đốt sống bị gay dưới sự hướng dẫn phim chụp X-quang. Phương pháp này làm giảm đau nhanh cho các bệnh nhân bị đau do gãy xương đốt sống vì loãng xương.
Nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật
Đối với nhiều trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần những phương pháp phẫu thuật cụ thể. Bác sỹ Tan nhấn mạnh, ‘Chủ yếu là phải đưa ra những chẩn đoán chính xác như vậy chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân phải hiểu những vấn đề này và biết được lợi và hại của các phương pháp điều trị.’
Phương pháp cắt bỏ lá đốt sống
Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện để làm giảm triệu chứng hẹp cột sống, là tình trạng dây thần kinh cột sống bị chèn ép bên trong ống sống.
Phương pháp này được thực hiện từ cột sống thắt lưng và phẫu thuật cắt một lớp mỏng (phần phía sau) của đốt sống để làm rộng ống sống và tạo ra nhiều khoảng trống cho tủy sống và dây thần kinh.
Phương pháp này sẽ làm giảm áp lực dây thần kinh cột sống. Sau khi phẫu thuật, hầu hết các bệnh nhân sẽ cải thiện đáng kể chức năng của cột sống (khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày bình thường) và giảm đáng kể sự khó chịu và cường độ cơn đau liên quan tới hẹp cột sống.
Cố định cột sống
Đây là một phương pháp phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị hỏng và cột sống được cố định bằng cách hàn nối 2 hoặc nhiều đốt sống liền kề sử dụng mảnh ghép xương. Mảnh ghép xương được cố định bằng ốc vít và dây kim loại.
Mảnh ghép xương có thể được lấy từ hông của bệnh nhân (miếng ghép tự thân) trong quá trình phẫu thuật hàn cột sống, hoặc có thể lấy từ xương của tử thi (miếng ghép cùng loại) hoặc nguyên liệu nhân tạo (thay thế bằng miếng ghép xương làm từ sợi tổng hợp). Phương pháp này bảo vệ xương và khớp khi sự vận động. Cơn đau cơ sẽ dịu bớt bởi vì chỗ hàn sẽ giữ chắc những phần chuyển động và ngăn chặn viêm tấy.
Cắt bỏ đĩa đệm
Cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống. Phương pháp được thực hiện thông qua thủ thuật mổ mở.
Cắt bỏ đĩa đệm bằng phương pháp vi phẫu bao gồm việc loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát vị qua thiết bị vi thể và qua một vết rạch nhỏ. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để cắt bỏ đĩa đệm cổ điển. Thậm chí đối với những ca bệnh thích hợp, cắt bỏ đĩa đệm có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi sử dụng kỹ thuật cắt bỏ đĩa đệm thắt lưng nội soi qua da mà không cần mổ mở.
Miếng đệm gian mỏm gai
Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn mới được sử dụng để điều trị hẹp ống sống. Miếng đệm gian mỏm gai được cấy vào giữa các mỏm gai để làm rộng không gian giữa các mỏm gai.
ParkwayHealth là một trong những nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân hàng đầu trong khu vực Đông nam Châu Á có thực hiện phương pháp này. Do không cần phải loại bỏ xương hay tổn thương tới cơ nên sự ổn định của cột sống không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng theo phương pháp này. Bác sỹ Razmi Rahmat, bác sỹ phẫu thuật cột sống và chỉnh hình chuyên gia tư vấn giải thích, ‘Phương pháp này được áp dụng đối với các bệnh nhân bị thoái hóa không nghiêm trọng và vẫn ở giai đoạn đầu. Nếu cơn đau xuất hiện thì phương pháp này không có hiệu quả. Khi đó bệnh nhân sẽ cần cắt bỏ lá đốt sống để làm giảm cơn đau.
Thay thế đĩa đệm nhân tạo
Thay thế đĩa đệm nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật mới để điều trị thoái hóa đĩa đệm.
Đĩa đệm nhân tạo là một miếng ghép được dùng để thay thế đĩa đệm gian đốt sống bị tổn thương. Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ đĩa đệm bị mòn và đưa đĩa đệm nhân tạo vào gian giữa 2 đốt sống thắt lưng liền kề.
Phương pháp phẫu thuật này giữ cho vận động cột sống bình thường và cũng có thể làm giảm tổn thương đối với đĩa đệm và khớp gần đó, giảm áp lực lên bề mặt khớp và giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống thắt lưng.
Đừng phớt lờ cơn đau
Chăm sóc tốt bản thân là rất quan trọng, bởi vì khi xương bắt đầu thoái hóa, nó không thể trở về như ban đầu. Nếu bạn liên tục thấy đau ở lưng, tay hoặc chân thì đừng chờ đợi. Điều trị sớm là điều cần thiết.
Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất Châu Á, ParkwayHealth đã nổi tiếng trên thế giới với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao và hoàn hảo với đội ngũ các chuyên gia đa chuyên ngành bao gồm cơ xương khớp và thần kinh. Tại đây có hơn 50 bác sỹ phẫu thuật thần kinh và chỉnh hình chuyên điều trị các bệnh về khớp, mất khả năng sinh lý, rối loạn cột sống và tình trạng dẫn đến tổn thương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét