Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Biểu hiện bệnh tiểu đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường là cơ thể không thể xử lý đường một cách bình thường. Câu hỏi đặt ra là “Liệu có thể chữa được bệnh tiểu đường hay không?”. Khi chúng ta ăn hoặc uống, tuyến tụy tạo ra một loại hóc-môn gọi là insulin. Insulin được giải phóng vào máu và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường là căn bệnh trong đó quá trình này không hoạt động một cách phù hợp.



Nguyên nhân bệnh tiểu đường
• Không có insulin được sản sinh, thông thường được gọi là tiểu đường tuýp 1 và yêu cầu bệnh nhân phải sử dụng tiêm insulin.
• Insulin được tạo ra nhưng cơ thể trở nên kháng insulin khiến cho insulin không còn hiệu quả. Hiện tượng này thường được gọi là tiểu đường tuýp 2 và đang dần trở nên ngày càng phổ biến.
Vấn đề là ở chỗ mặc dù tiểu đường không liên tục đe dọa cuộc sống nhưng những ảnh hưởng lâu dài của nồng độ đường huyết cao có thể gây tổn hại cho sức khỏe của người bệnh. Tiểu đường nếu như không được kiểm soát và nồng độ đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề cho các bộ phận trên cơ thể như thận, mắt, dây thần kinh và tim. Điều này nghe có vẻ rất khắc nghiệt nhưng kiểm soát đường huyết bằng sự kết hợp giữa bài thuốc gia truyền, thủ tục chăm sóc sức khỏe thay thế, chế độ dinh dưỡng và tập luyện sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ.
Cách đơn giản nhất để xem bạn có bị tiểu đường hay không là nhờ bác sĩ kiểm tra đường huyết. Một mẫu máu nhỏ lấy bằng cách trích từ ngón tay được sử dụng để xét nghiệm. Nồng độ đường huyết bình thường là khoảng từ 72 đến 126 mg/dl. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi cơ thể không có khả năng giữ cho nồng độ đường huyết trong giới hạn này.
Một số người có thể bị tiểu đường trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm mà không nhận ra rằng họ đã mắc phải căn bệnh. Chẩn đoán bệnh tiểu đường có thể xuất hiện đột ngột trong quá trình kiểm tra định kỳ nhưng thông thường nó xảy ra sau khi bệnh nhân mắc phải các triệu chứng của căn bệnh.

Sau đây là một số biểu hiện của bệnh tiểu đường:

• Không có triệu chứng. Bạn không hề nghe nhầm. Rất nhiều người không gặp phải sự khác biệt nào trong cảm giác và vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán.
• Liên tục khát nước. Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.
• Đi tiểu quá nhiều. Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi đêm là hiện tượng rất phổ biến. Điều này có thể gây ra khó chịu cho rất nhiều người. Nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát.
• Sụt cân. Nhiên liệu chính của cơ thể là glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể sử dụng glucose một cách thích hợp nên nó phải phóng vào trong nước tiểu và đi ra khỏi cơ thể. Thiếu nhiên liệu đồng nghĩa với việc các tế bào trong cơ thể không thể sản sinh ra năng lượng. Kết quả là bị sụt cân.
Các triệu chứng khác bao gồm táo bón, thiếu sức sống, ngứa ran hoặc rân rân như kiến bò ở bàn tay và bàn chân, mờ mắt và nhiễm trùng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by