Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bị bệnh viêm khớp

1. Chế độ ăn uống 
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn luôn đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa. Không nên kiêng khem quá mức (chỉ kiêng những thực phẩm do bác sĩ chỉ định).


- Dùng nhiều các thực phẩm giàu axit béo omega-3, chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm các triệu trứng đau khớp, loại bỏ tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, tôm, cua, dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô lưu.

- Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, D, E và beta-caroten (tiền vitamin A). Nhờ tác dụng chống oxy hóa nên các vitamin này có thể phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có tác dụng làm giảm đau – viêm xương khớp, làm chậm sự tiến triển của bệnh. Vitamin E và beta-caroten có tác dụng giảm đau, chống viêm. Các loại vitamin này có nhiều trong rau, củ, quả như ổi, dâu tây, cà chua, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh và đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch …

- Uống đủ nước , mỗi ngày nên uống từ 2.0-2.5  lít nước.

- Các thức ăn nên tránh:

+ Người bị bệnh khớp không nên ăn bắp (ngô), đồ nếp đã qua chế biến vì trong thực phẩm này có nhóm hoạt chất dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp.

+ Tất cả những món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông, mà ngay cả bánh kẹo cũng không nên có trong khẩu phần ăn.

+ Người bị đau nhức: kiêng thịt gà, thịt bò, thịt chó, măng, cà pháo, cà chua, khoai tây, chuối tiêu, gia vị cay nóng.

Người bị ngứa ở các khớp: kiêng cá, tôm, cua, nhộng, lươn, chạch.

- Tránh hoặc hạn chế các chất kích thích làm tăng tiến triển của bệnh, làm bệnh khớp biến triển xấu đi như rượi, bia, thuốc lá, café.

2. Chế độ sinh hoạt

-  Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần tập thể dục, hoạt động khớp xương nhẹ nhàng nhất là vào buổi sáng để giúp các khớp xương hoạt động trơn tru, giảm bớt co cứng cơ, tránh hiện tượng dính khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng, tối. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường. Tránh mang vác nặng, ngồi lâu không thay đổi tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.

-Khi ngồi hay nằm phải đúng tư thế, không nằm co quắp, tránh hiện tượng để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong thời gian dài, gây hậu quả teo cơ bắp co rút xương khớp, gây tàn phế.

- Cần có chế làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức gây quá sức chịu đựng của các khớp, gây biến dạng khớp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by